Mẫu file robots.txt chuẩn dành cho website WordPress

0
742

Robots Exclusion Standard được phát triển từ năm 1994, nhằm giúp các webmaster có thể “tư vấn” cho các công cụ tìm kiếm cách thu thập thông tin từ blog/ website của họ. Nó hoạt động theo cách tương tự như các robot meta tag. Điểm khác biệt chính giữa chúng là các file robots.txt sẽ ngăn cản việc công cụ tìm kiếm truy cập vào một trang hoặc thư mục, trong khi các robot meta tag chỉ kiểm soát việc lúc nào thì trang hoặc thư mục đó được lập chỉ mục (index).

Đặt một file robots.txt trong thư mục gốc của tên miền cho phép bạn ngăn chặn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục các tập tin và thư mục nhạy cảm. Ví dụ, bạn có thể ngăn chặn một công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu từ thư mục hình ảnh của bạn hoặc lập chỉ mục một tập tin PDF nằm trong một thư mục bí mật.

Các công cụ tìm kiếm “lớn” sẽ thực hiện theo các quy tắc mà bạn thiết lập. Tuy nhiên, không phải lúc nào các quy tắc mà bạn xác định trong tập tin robots.txt cũng được thi hành. Trình thu thập dữ liệu của các phần mềm độc hại và các công cụ tìm kiếm “nhỏ” có thể không tuân thủ các quy tắc và index bất cứ điều gì họ muốn. Rất may, các công cụ tìm kiếm “lớn” hoạt động theo các tiêu chuẩn này, bao gồm cả Google, Bing, Yandex, Ask và Baidu.

Các quy tắc cơ bản của Robots Exclusion Standard

Một tập tin robots.txt có thể được tạo ra trong vài giây. Tất cả những gì bạn phải làm là mở một trình soạn thảo văn bản (NotePad hoặc NotePad++) và lưu một tập tin trống với tên robots.txt. Sau khi thêm một số “quy tắc” vào tập tin, lưu nó lại và upload lên thư mục gốc của tên miền, tức là tại địa chỉ http://yourwebsite.com/robots.txt. Hãy đảm bảo bạn đã upload tập tin robots.txt vào thư mục gốc của tên miền, ngay cả khi WordPress được cài đặt trong một thư mục con.

Công cụ tìm kiếm sẽ kiểm tra tập tin robots.txt ở thư mục gốc của tên miền mỗi khi chúng bắt đầu tiến hành thu thập thông tin từ blog/ website của bạn. Lưu ý, bạn cần phải tạo các file robots.txt riêng biệt cho mỗi tên miền phụ và các giao thức khác nhau.

Không mất quá nhiều thời gian để có được một sự hiểu biết đầy đủ về Robots Exclusion Standard. Chỉ có một vài quy tắc để bạn tìm hiểu. Những quy tắc này thường được gọi là “chỉ thị”.

Ba chỉ thị chính của Robots Exclusion Standard là:

  • User-agent: xác định các công cụ tìm kiếm mà quy tắc được áp dụng.
  • Disallow: ngăn cản các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục.
  • Allow: cho phép các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục.

Dấu hoa thị (*) có thể được sử dụng như một ký tự đại diện cho tất cả các công cụ tìm kiếm. Ví dụ, bạn có thể thêm dòng sau vào file robots.txt để ngăn chặn các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trên toàn bộ blog/ website của bạn.

User-agent: *
Disallow: /

Các chỉ thị trên là hữu ích nếu bạn đang phát triển một blog/ website mới và không muốn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục khi nó chưa được hoàn thiện.

Một số blog/ website sử dụng chỉ thị Disallow mà không có dấu gạch chéo (/) để biểu thị một trang web có thể được thu thập dữ liệu. Điều này cho phép các công cụ tìm kiếm có đầy đủ quyền truy cập vào toàn bộ blog/ website của bạn.

USER-AGENT: *
DISALLOW:

Để ngăn chặn việc thu thập dữ liệu với các thư mục hoặc đường dẫn cụ thể, bạn chỉ cần thêm đường dẫn hoặc tên thư mục vào sau chữ Disallow . Trong ví dụ dưới đây, tôi đã quy định các công cụ tìm kiếm không được phép thu thập thông tin của thư mục /images/ và toàn bộ các tập tin cũng như thư mục con chứa trong nó:

USER-AGENT: *
DISALLOW: /IMAGES/

Điều này có được là do robots.txt sử dụng đường dẫn tương đối, không sử dụng đường dẫn tuyệt đối. Các dấu gạch chéo (/) thay thế cho thư mục gốc của tên miền và do đó áp dụng quy tắc cho toàn bộ blog/ website của bạn. Đường dẫn là trường hợp nhạy cảm, vì vậy hãy chắc chắn sử dụng đúng trường hợp khi xác định các tập tin, các trang và thư mục.

Mẫu file robots.txt chuẩn dành cho WordPress

Đây là một trong những mẫu file robots.txt chuẩn nhất, tối ưu nhất, được nhiều blogger WordPress nổi tiếng tin dùng. Bạn cũng có thể sử dụng nó cho blog/ website WordPress của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ tùy biến nó cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /readme.html
Disallow: /license.txt
Disallow: /?s=*
Allow: /wp-admin/admin-ajax.php
Allow: /wp-admin/images/*
Sitemap: http://quypro.com/sitemap_index.xml

Lưu ý:

Thay http://quypro.com/sitemap_index.xml bằng đường link đến XML sitemap của bạn.

Không nên chặn Google và các công cụ tìm kiếm khác thu thập dữ liệu trong các thư mục /wp-content/themes/ và /wp-content/plugins/. Điều đó sẽ cản trở việc Google có một cái nhìn chính xác nhất về giao diện blog/ website của bạn.

Bạn đang sử dụng mẫu file robots.txt nào cho blog/ website của mình? Theo bạn, mẫu file robots.txt đó có tối ưu không? Hãy chia sẻ nó với chúng tôi bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới nhé.

Thank you !

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here